Tư vấn, soạn thảo đơn khiếu nại, khởi kiện

Khiếu nại của công dân là một quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ. Quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
• Xử lý gian lận kinh doanh xăng dầu / Bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 2 triệu đồng / Điều kiện phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng? / Một số vấn đề về xử lý tố cáo nặc danh trong giai đoạn hiện nay / Điều kiện rút tiền bảo hiểm xã hội đã đóng tại doanh nghiệp?
Mọi Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng hành vi hành chính, quyết định đó trái pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Có thể nói rằng, Quyền khiếu nại của công dân là một khái niệm pháp lý thể hiện qua việc công dân có thể tự định đoạt việc đưa kiến nghị, khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và đến lượt mình, các cơ quan đó có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tuân theo một trình tự và thời hạn luật định. Quyền khiếu nại chỉ xuất hiện trong mối liên hệ với quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Sự tham gia của Luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo cho người khiếu nại thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình khiếu nại, mặt khác giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc một cách khách quan, thận trọng hơn.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: – 1900 6162

Trình tự, thủ tục khiếu nại của Công ty luật Minh Khuê được thực hiện như sau:
– Về hình thức và nội dung Đơn khiếu nại:
Người khiếu nại phải làm đơn gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bằng hình thức nộp đơn qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp tại cơ quan.
– Nội dung đơn khiếu nại phải thể hiện được các nội dung cơ bản như: Ngày, tháng, năm viết đơn; Tên cơ quan nhận đơn; Họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; Họ, tên, địa chỉ của người bị khiếu nại; Họ, tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có); nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại và các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đến nội dung khiếu nại mà người khiếu nại cho là cần thiết đề chứng minh cho việc khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp….
– Trình tự, thủ tục tiếp nhận khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Đơn khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải thụ lý đơn khiếu nại đồng thời thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về thời điểm và các nội dung khiếu nại được thụ lý. Nếu xét thấy, vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thông báo cho người khiếu nại biết và hướng dẫn họ nộp đơn đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác.
Với đội ngũ luật sư, chuyên gia hiểu biết sâu rộng, kinh nghiệm thực tiễn đa dạng, phong phú được tích lũy từ các hoạt động tư vấn, tranh tụng của mình, chúng tôi cam kết trợ giúp Quý khách hàng trong việc thực hiện thủ tục khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung tư vấn trong quá trình thực hiện thủ tục khiếu nại:
– Tư vấn trình tự, thủ tục khiếu nại;
– Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc của khách hàng;
– Tư vấn soạn thảo đơn khiếu nại, hồ sơ khiếu nại;
– Đại diện Khách hàng nộp Đơn khiếu nại;
– Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục khiếu nại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call now