DỊCH VỤ THỪA PHÁT LẠI

Thừa phát lại là gì? Lập vi bằng Thừa phát lại là gì?

Hiện nay, khái niệm Thừa phát lại vẫn còn rất xa lạ với người dân. Vậy theo quy định của pháp luật, Thừa phát lại là gì? Những thông tin, quy định liên quan đến Thừa phát lại được nêu thế nào?

Khoản 1 – Điều 2: Nghị định số 08/2020/NĐ-CP định nghĩa:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Trong đó:

– Tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện.

– Vi bằng là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Hiện nay, nhiều người biết đến dịch vụ thừa phát lại thông qua hoạt động lập vi bằng. Đặc biệt là việc lập vi bằng để mua bán đất nên sẽ là một trong những nguồn chứng cứ chính xác để sử dụng khi có tranh chấp.

Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP cũng khẳng định như sau:

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Thừa phát lại cũng sẽ thực hiện lập vi bằng để ghi nhận lại sự thật thực tế xảy ra khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Văn phòng thừa phát lại làm những gì? Có vai trò gì?

Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP nêu rõ:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

theo đó, Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho văn phòng mình. Do đó, có nghĩa vụ quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ.

Bởi vậy, Văn phòng Thừa phát lại sẽ thực hiện các công việc mà Thừa phát lại thực hiện gồm:

– Tống đạt tài liệu, giấy tờ, hồ sơ;

– Lập vi bằng để ghi nhận lại sự kiện thật tế đã xảy ra theo yêu cầu như chuyển tiền, đặt cọc mua bán nhà đất, giao nhận tiền…

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu;

– Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa theo yêu cầu của đương sự.

thua phat lai la gi

Thừa phát lại không được làm những gì?

Theo Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định những việc Thừa phát lại không được làm gồm:

– Tiết lộ thông tin về công việc của mình hoặc sử dụng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

– Đòi hỏi lợi ích vật chất ngoài chi phí đã ghi nhận trong hợp đồng.

– Kiêm nhiệm công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá, thanh lý tài sản.

– Công việc bị cấm khác.

 Một số dịch vụ thừa phát lại hiện có của văn phòng chúng tôi

  • Nổi bật nhất là  dịch vụ tư vấn về thuế : Thuế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Những thay đổi chính sách thuế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy nhu cầu về dịch vụ tư vấn về thuế hiện nay đang rất lớn và cấp thiết.
Dịch vụ tư vấn về thuế
  • Dịch vụ đặt in hóa đơn giá trị gia tăng : Hiện nay do chính sách liên quan đến hoá đơn GTGT (VAT) đã thay đổi cùng với sự phát triển của các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam nên dịch vụ đặt in hoá đơn giá trị gia tăng ngày càng trở nên cấp thiết. Dịch vụ đặt in hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) là một trong những dịch vụ của Văn phòng luật sư 365. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất, hiệu quả nhất.

Dịch vụ VAT

  • Ngoài ra còn một số dịch vụ khác…

Liên hệ:

Để nhận được các dịch vụ tư vấn về thuế hãy liên hệ với chúng tôi.
Văn phòng luật sư 365
Địa chỉ: Tầng 3, số 142 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại dịch vụ: 0968.028.081
Email dịch vụ: [email protected]
Theo dõi chúng tôi tại fanpage: https://www.facebook.com/Vanphongluatsu365

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call now