Ngày tạo 21-07-2017
Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Tại sao cần đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa ?
Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009):
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Nhãn hiệu có thể được hiểu là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố hình khối, họa tiết, đường nét, mầu sắc,…. Nó tạo ra sự khác biệt khiến khách hàng có thể phân biệt các nhãn hiệu cùng loại với nhau.
Trên thực tế có nhiều cách gọi khác nhau về nhãn hiệu hàng hóa như: Đăng ký độc quyền thương hiệu công ty, đăng ký bản quyền logo công ty…
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì không tồn tại những khái niệm này.
Tuy nhiên xét dưới góc độ học thuật có thể phân biệt được Nhãn hiệu – Thương hiệu – Logo dựa trên phạm vi hoặc đối tượng tiếp cận cụ thể.
Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền?
– Nhìn dưới góc độ kinh tế:
Khi sở hữu một nhãn hiệu độc quyền sẽ mang lại cho người sở hữu những lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Qua đó giúp chúng ta giàu có hơn. Như vậy, “Nhãn hiệu độc quyền” là một dạng tài sản đặc biệt, có thể mua bán, chuyển nhượng trên thực tế.
– Nhìn dưới góc độ pháp lý:
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền giúp doanh nghiệp loại bỏ những xung đột về mặt pháp lý. Đồng thời, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Qua đó tạo sự phát triển ổn định, bền vững cho doanh nghiệp.
Trước khi bắt đầu kinh doanh, việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa là vô cùng quan trọng. Việc này có thể thực hiện được ngay từ khi có ý tưởng phát triển các hàng hóa, dịch vụ.
2. Thủ tục và quy trình đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam:
2.1 Những yêu cầu cơ bản về một nhãn hiệu đăng ký độc quyền:
Một nhãn hiệu khi nộp đơn đăng ký độc quyền phải đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ Nhãn hiệu (thương hiệu, logo) có kích cỡ tối đai là 8×8 cm (Một hình vuông có cạnh là 8cm);
+ Nhãn hiệu có thể được in bằng nhiều màu sắc khác nhau hoặc in dưới gam màu đen/trắng;
+ Nhãn hiệu phải có đường nét, họa tiết rõ ràng và quan sát được bằng mắt thường;
+ Một nhãn hiệu có thể được kết hợp bởi ba yếu tố chỉnh. Đó là Phần chữ (Tên nhãn hiệu), Phần hình (biểu trưng công ty) và Phương châm hoạt động (Slogan).
2.2 Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký và xử lý tại Cục SHTT theo trình tự sau:
Bước 1: Thẩm định hình thức của hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
Là việc Cục SHTT đánh giá tính hợp lệ của đơn theo yêu cầu về mặt hình thức. Ví dụ như kích cỡ, mầu sắc, mẫu đơn, chủ thể đơn, phí lệ phí…và đưa ra kết quả. Thời gian thẩm định hình thức thông thường là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn và cấp quyền ưu tiên.
Bước 2: Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ sẽ được đăng công khai trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp văn bằng độc quyền.
Đơn đăng ký đã được công nhận hợp lệ, được thẩm định để đánh giá cấp giấy chứng nhận.
Thời gian thẩm định nội dung là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Văn phòng luật sư 365 chuyên cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam.